cat-img thumb-img child-img
CN, 12/01/2025

TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorder) - ADHD

tang-dong-giam-chu-y

1. Tăng động giảm chú ý (ADHD) là gì?

ADHD là một rối loạn phát triển thần kinh thường gặp ở trẻ em, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kiểm soát hành vi và mức độ hoạt động. Các triệu chứng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến ADHD?

ADHD có liên quan đến yếu tố di truyền, sự mất cân bằng hóa chất trong não và các yếu tố môi trường (như sinh non hoặc tiếp xúc với chất độc khi mang thai). Hiện chưa xác định được một nguyên nhân cụ thể.

3. Dấu hiệu nhận biết sớm của ADHD là gì?

  • Hành vi hiếu động quá mức, khó ngồi yên.
  • Trẻ khó duy trì sự tập trung.
  • Dễ bị phân tâm 
  • Nói nhiều, ngắt lời người khác hoặc hành động không suy nghĩ.

4. ADHD có thể điều trị khỏi hoàn toàn không?

ADHD không thể "chữa khỏi," nhưng với sự can thiệp kịp thời, trẻ có thể học cách kiểm soát triệu chứng thông qua liệu pháp hành vi, giáo dục đặc biệt.

5. ADHD có phải do cha mẹ nuôi dạy không đúng cách không?

Không. ADHD là một rối loạn sinh học, không phải do cách nuôi dạy. Tuy nhiên, môi trường gia đình tích cực và hỗ trợ sẽ giúp trẻ quản lý triệu chứng tốt hơn.

6. Làm thế nào để giúp trẻ ADHD học tập hiệu quả?

  • Chia nhỏ nhiệm vụ học tập để dễ thực hiện.
  • Tạo thời gian biểu rõ ràng và môi trường học tập không bị phân tâm.
  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ trực quan.
  • Thường xuyên khen ngợi và động viên trẻ.

7. ADHD có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ không?

Nếu không được can thiệp, ADHD có thể ảnh hưởng đến học tập, mối quan hệ xã hội và công việc sau này. Tuy nhiên, nếu can thiệp sớm và với sự hỗ trợ phù hợp, nhiều người vẫn có thể sống và làm việc thành công.

8. Trẻ sẽ được chẩn đoán ADHD ở đâu?

Phụ huynh nên đến các cơ sở chuyên khoa tâm lý trẻ em, bệnh viện nhi để được đánh giá và tư vấn.

9. Có cách nào giúp trẻ ADHD kiểm soát hành vi tốt hơn không?

  • Thiết lập quy tắc rõ ràng và nhất quán.
  • Điều chỉnh thực phẩm dinh dưỡng. 
  • Khen thưởng hành vi tích cực.
  • Sử dụng kỹ thuật "thời gian nghỉ" (time-out) khi trẻ mất kiểm soát.
  • Tăng cường các hoạt động thể chất để giải tỏa năng lượng dư thừa.

Tags:

    Không có tag nào.

Bài viết liên quan