cat-img thumb-img child-img
T6, 10/01/2025

KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ (Intellectual Disability) - ID

khuyet-tat-tri-tue

1. Khuyết tật trí tuệ là gì?

Khuyết tật trí tuệ (Intellectual Disability - ID) là tình trạng giới hạn về khả năng trí tuệ và kỹ năng thích nghi trong cuộc sống hàng ngày, xuất hiện trước 18 tuổi. Nó được đo lường qua các chỉ số IQ và đánh giá kỹ năng thích nghi.

2. Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật trí tuệ là gì?

  • Nguyên nhân có thể bao gồm:
  • Di truyền: Như hội chứng Down, Fragile X.
  • Trong thai kỳ: Nhiễm trùng, suy dinh dưỡng, tiếp xúc hóa chất độc hại.
  • Khi sinh: Thiếu oxy, sinh non.
  • Sau sinh: Chấn thương đầu, nhiễm trùng, suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

3. Làm thế nào để biết trẻ khuyết tật trí tuệ hay không?

  • Phụ huynh có thể nhận thấy:
  • Trẻ chậm đạt các mốc phát triển (ngồi, đi, nói).
  • Khó khăn trong việc ghi nhớ và tư duy.
  • Hạn chế nhiều kĩ năng sống
  • Được chẩn đoán xác định thực hiện bởi chuyên gia (tâm lý, y khoa).

4. Trẻ khuyết tật trí tuệ có khả năng học tập không?

Trẻ với khuyết tật trí tuệ hoàn toàn có khả năng học tập, nhưng cần sự hỗ trợ đặc biệt, theo các phương pháp đặc thù và kế hoạch giáo dục cá nhân (IEP) phù hợp.

5. Phương pháp học tập hiệu quả cho trẻ có khuyết tật trí tuệ là gì?

  • Tạo môi trường học tập tích cực và không áp lực.
  • Hình thức trực quan: Sử dụng tranh, đồ vật, video.
  • Tăng cường thực hành: Gắn học tập với hoạt động hàng ngày.
  • Chia nhỏ nhiệm vụ học tập và cho thời gian hoàn thành lâu hơn.
  • Khen thưởng kịp thời: Tăng động lực học.

6. Trẻ có khuyết tật trí tuệ có thể hòa nhập với xã hội không?

Trẻ có thể hòa nhập tốt nếu nhận được sự hỗ trợ phù hợp từ gia đình, nhà trường và cộng đồng. Nhiều trẻ có thể đạt đến sự tự lập tỷ lệ cao trong tương lai, tùy thuộc vào mức độ khuyết tật và sự hỗ trợ hợp lý trong quá trình phát triển.

7. Trẻ có cần dùng thuốc khi có khuyết tật trí tuệ không?

Khuyết tật trí tuệ không thể chữa khỏi bằng thuốc. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể cần thuốc để hỗ trợ các vấn đề kèm theo (như tốc động, lo âu, động kinh).

Tags:

    Không có tag nào.

Bài viết trước
Bài viết sau